Thần thoại Nguyên Thủy Thiên Tôn

Theo truyền thuyết Đạo Giáo, thuở Hỗn Độn sơ khai chưa có phân rõ Trời và Đất, trước cả Hỗn Mang, chỉ mới có cái nguyên khí huyền bí là Thái Vô Nguyên Khí (cũng gọi khí Hư Vô Nguyên Thuỷ), có vị Nguyên Thủy Thiên Vương, Nguyên Thủy nghĩa là cái gốc đầu tiên. Nguyên Thủy Thiên Vương chưa phải hẳn là vị thần, mà chỉ là nguyên lý sơ khai. Khi hình thành Thái cực, có Âm Dương, thì thể chất Nguyên Thủy Thiên Vương ngưng kết thành Bàn Cổ rồi tạo ra Trời Đất. Khi Bàn Cổ khai Thiên tích Địa xong, thì kiệt sức ngã xuống, Bàn Cổ Nguyên Thần (Thần Thức hay còn gọi là Linh Hồn) kết hợp Tiên Thiên Thanh Khí phân làm ba trở thành Nguyên Thủy Thiên Tôn (Dương Thức - Hướng Thiên, sau quen gọi Thiên Hồn), Linh Bảo Thiên Tôn (phần Âm Thức - Hướng Địa, sau quen gọi Địa Hồn), Đạo Đức Thiên Tôn (Hoà Thức, tức hoà cả Âm Dương tạo thành Hoà Khí tức Thần Hồn, sau gọi chung là Nguyên Hồn), là bậc tối cao vô thượng của cả vũ trụ. Bàn Cổ thì chết đi, nhưng nguyên thần hóa thành ba vị Thiên Tôn thì tồn tại mãi mãi. Nguyên Thủy Thiên Tôn cùng với Linh Bảo Thiên TônĐạo Đức Thiên Tôn tạo thành Tam Thanh.

Tam Thanh sinh hoá mới thành các đấng thần thánh tiên, và các thần thánh tiên đều quay về cõi Tam Thanh. Ngọc Hoàng Thượng đế là Thiên Đế ở thiên đình, cũng là do Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ định. Tam Thanh gồm Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên TônĐạo Đức Thiên Tôn là học trò của Hồng Quân Lão Tổ, Tam thanh cũng chính là đấng tối cao của Đạo giáo.

Nơi Nguyên Thủy Thiên Tôn ngự là cung Tử Hư, cõi đó gọi là Thánh cảnh, thuộc tầng trời Đại Niết Bàn.